Ngôn ngữ lập trình Python cho phép bạn sử dụng một vòng lặp bên trong một vòng lặp khác hay còn gọi là vòng lặp lòng nhau trong python. Dưới đây là cú pháp và một số ví dụ.
Nội dung chính
Cú pháp lồng vòng lặp for trong Python
for bien_vong_lap_1 in day_seq_1: for bien_vong_lap_2 in day_seq_2: // khối lệnh // khối lệnh
Cú pháp lồng vòng lặp while trong Python
while(condition1): while(condition2): // Khối lệnh được lặp lại cho đến khi condition2 = False // Khối lệnh được lặp lại cho đến khi condition1 = False
Bạn có thể đặt bất cứ kiểu vòng lặp nào bên trong kiểu vòng lặp khác. Ví dụ như bạn có thể đặt một vòng lặp for bên trong một vòng lặp while hoặc ngược lại.
Ví dụ vòng lặp lồng nhau trong Python
Ví dụ: tìm các số nguyên tố nhỏ hơn 100.
Định nghĩa: số nguyên tố là số lớn hơn 1 và chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
Ví dụ: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, … là những số nguyên tố.
Chú ý: Số 0 và 1 không phải là số nguyên tố. Chỉ có số 2 là số nguyên tố chẵn, tất cả các số chẵn khác không phải là số nguyên tố vì chúng chia hết cho 2.
Ví dụ sau sử dụng 2 vòng lặp for lồng nhau:
for num in range(2, 101): #lặp từ 2 tới 100 for i in range(2, int(num / 2) + 1): #lặp từ 2 tới num / 2 if num % i == 0: #num có chia hết cho i hay không break; #thoát vòng lặp for thứ 2 #khối lệnh else không được thực thi else: #else được thực thi khi vòng lặp for thứ 2 kết thúc và không break print ("%d là số nguyên tố" %(num));
Kết quả:
2 là số nguyên tố 3 là số nguyên tố 5 là số nguyên tố 7 là số nguyên tố 11 là số nguyên tố 13 là số nguyên tố 17 là số nguyên tố 19 là số nguyên tố 23 là số nguyên tố 29 là số nguyên tố 31 là số nguyên tố 37 là số nguyên tố 41 là số nguyên tố 43 là số nguyên tố 47 là số nguyên tố 53 là số nguyên tố 59 là số nguyên tố 61 là số nguyên tố 67 là số nguyên tố 71 là số nguyên tố 73 là số nguyên tố 79 là số nguyên tố 83 là số nguyên tố 89 là số nguyên tố 97 là số nguyên tố